Diễn biến Cách_mạng_Hà_Lan

Tháng 8 năm 1566, nhân dân miền bắc Nederlands đã nổi dậy khởi nghĩa. Mục tiêu của họ là Giáo hội, chỗ dựa vững chãi của người Tây Ban Nha. Một năm sau, tháng 8 năm 1567, Tây Ban Nha đưa thêm quân sang, đàn áp dã man họ, nhưng không thể ngăn cản sự phản kháng của nhân dân thuộc địa. Tháng 4 năm 1572, quân khởi nghĩa đã làm chủ được phía bắc. Quý tộc tư sản hóa ở Nederlands vì bất mãn với Tây Ban Nha nên theo những người khởi nghĩa và đứng đầu cuộc đấu tranh.

Tháng 1 năm 1579, đại biểu các tỉnh miền bắc nhóm họp tại Utrecht, tuyên bố những quyết định quan trọng. Trong hội nghị này, các đơn vị đo lường được thống nhất, chính sách về đối ngoạiquân sự được nêu ra, đạo Calvin được chọn là quốc giáo, quyền tự do tín ngưỡng được tôn trọng.

Tháng 7 năm 1581, vua Felipe II của Tây Ban Nha đã bị phế truất. Hội nghị các đẳng cấp gồm đại biểu của các tỉnh miền bắc trở thành cơ quan quyền lực tối cao. Các tỉnh này thống nhất với nhau thành một nước cộng hòa có tên Các tỉnh Liên hiệp hay Hà Lan. Sở dĩ có tên như vậy vì Hà Lan là tỉnh có vai trò quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh này. Tuy nắm chắc thất bại, nhưng Tây Ban Nha chưa chịu công nhận sự độc lập của Hà Lan nên nhân dân Hà Lan tiếp tục đấu tranh. Kết quả là Hiệp định đình chiến giữa hai bên được ký kết vào năm 1609, nhưng mãi đến năm 1648 nền độc lập của Hà Lan mới được công nhận chính thức.